Chỉ số độ pH nuôi ốc bươu đen

Hướng dẫn cách điều chỉnh độ pH nuôi ốc bươu đen và thủy sinh hiệu quả

Hướng Dẫn Chăm Sóc

Chỉ số độ pH nuôi ốc bươu đen

Chỉ số độ pH nuôi ốc bươu đen

Chỉ số độ pH nuôi ốc bươu đen quyết định rất lớn đến khả năng và sự phát triển của ốc. 

Ngưỡng pH nuôi ốc bươu đen tối ưu nhất là pH=8. Bà con có thể tiến hành xác định pH bằng các phương pháp đơn giản như là:

  • Giấy quỳ tím (rẻ, độ chính xác tương đối cao)
  • Bút đo độ pH (giá trung bình, độ chính xác tương đối)
  • Máy đo độ pH (giá cao, độ chính xác cao).

Ngoài ra, ta còn có thể sử dụng bộ kiểm tra SERA để kiểm tra độ pH một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Giá thành sẽ khoảng 150.000 VND/100 lần kiểm tra.

Chu kỳ kiểm tra độ pH nuôi ốc bươu đen là 15 ngày/lần.

Đối với ao ốc bươu đen thì mọi người chú ý phải che chắn nước mưa kỹ càng, cẩn thận. Bởi nếu như để nước mưa vào ao ốc thì sẽ làm giảm độ pH. Thay đổi môi trường sống của ốc bươu đen đột ngột thì sẽ khiến chúng giảm ăn, có thể gây chết. Ngoài ra còn có thể gây ra tình trạng nhiễm khuẩn làm sưng vòi.

Xem thêm: Cách nuôi ốc bươu đen trong thùng xốp

Hướng dẫn cách điều chỉnh độ pH nuôi ốc bươu đen hiệu quả

Cách điều chỉnh độ pH nuôi ốc bươu đen
Cách điều chỉnh độ pH nuôi ốc bươu đen áp dụng cho 2 trường hợp đó là khi độ pH quá cao và khi độ pH quá thấp

Cách điều chỉnh độ pH nuôi ốc bươu đen áp dụng cho 2 trường hợp đó là: Khi chỉ số độ pH nuôi ốc bươu đen quá cao (>8) và độ pH nuôi ốc bươu đen thấp (<8). 

Xem Thêm Bài Viết  Tép Blue Bolt – Tép Ong Tép Lạnh

Cùng ocbuou.com tìm hiểu chi tiết cách điều chỉnh chỉ số độ pH nuôi ốc bươu đen với từng trường hợp sau đây:

Trường hợp chỉ số độ pH nuôi ốc bươu đen quá cao (>8)

Chỉ số độ pH nuôi ốc bươu đen quá cao
Giảm độ pH nuôi ốc bươu đen bằng axit citric hoặc gỉ đường vừa đơn giản lại vừa hiệu quả

Bà con cần phải lập tức giảm độ pH nuôi ốc bươu đen bằng 2 cách: Sử dụng gỉ đường hoặc là axit citric. 

Đầu tiên, sử dụng gỉ đường. Tiến hành ngâm gỉ đường với men vi sinh tạt khắp ao. Đường sẽ chuyển hóa thành hợp chất CO2 làm giảm pH. Nếu như trong ao có nhiều tảo thì hãy kết hợp diệt tảo bằng nanno bạc. Nếu tảo đã nở thì bạc lúc này không có tác dụng.

Hoặc giảm độ pH nuôi ốc bươu đen bằng axit citric, một loại axit hữu cơ không làm ảnh hưởng đến vật nuôi. Bạn pha với nước rồi tạt. Thế nhưng cần phải tính lượng axit vừa đủ không dư thừa. Nếu giảm độ pH từ 10 – 8 thì cần khoảng 1g axit citric trên 1000m3.

Trường hợp chỉ số độ pH nuôi ốc bươu đen thấp (<8)

Chỉ số độ pH nuôi ốc bươu đen thấp
Tăng chỉ số độ pH nuôi ốc bươu đen bằng Dolomite và Natri cacbonat

Tăng độ pH nuôi ốc bươu đen bằng cách sử dụng Dolomite và Natri cacbonat. Cụ thể, sử dụng bột đá vôi dolomite giúp tăng độ pH. Không sử dụng Ca(OH)2 cùng với Ca O vì sẽ khiến độ pH tăng nhưng tăng một cách đột ngột và ốc bị sốc. Ngoài ra, sử dụng muối natri cacbonat tức là soda.

Lưu ý trước khi tạt hợp chất xuống ao phải khuất bột cho kỹ để chúng hòa tan hoàn toàn trong nước.

Xem Thêm Bài Viết  Tép Pure Red Line – Tép Ong Đỏ

Cách điều chỉnh độ pH của hồ thủy sinh hiệu quả và an toàn

Cách tăng độ pH trong hồ thủy sinh

Cách tăng độ pH trong hồ thủy sinh
Hướng dẫn cách tăng độ pH trong hồ thủy sinh theo nhiều cách đơn giản và hiệu quả tối ưu
  • Cách an toàn để tăng pH mà không ảnh hưởng đến độ cứng nước là dùng bột baking soda (NaHCO3) có thể mua dễ dàng ở tiệm thuốc tây, giá cũng khá rẻ chỉ vài chục ngàn dùng được rất lâu. Công thức là bạn dùng 8 – 9 gram baking soda này pha loãng ra vào 1 ly nước rồi đổ thẳng vào hồ, có thể tăng 1 độ pH cho hồ 100 lít nước (và tăng thêm 25 – 50 TDS)
  • Sục khí Oxy có tác dụng loại trừ CO2 trong nước và làm tăng pH nhẹ.
  • Có thể dùng một số hóa chất mang tính kiềm để tăng pH nhưng tốt nhất là dùng baking soda như trên cho an toàn và dễ dàng.
  • Sử dụng vật liệu lọc Neo Media HARD. Đây là loại vật liệu lọc cao cấp và có tính kiềm nhẹ nên có thể làm tăng độ pH trong hồ.

Cách giảm độ pH trong hồ thủy sinh

Cách giảm độ pH trong hồ thủy sinh
Giảm độ pH trong hồ thủy sinh bằng cách cung cấp CO2 dạng khí nén, sử dụng acid an toàn, mua rêu bùn cho vào lọc hồ hoặc là Neo Media SOFT
  • Cung cấp CO2 dạng khí nén: Cách này vừa dễ vừa có lợi cho cây thủy sinh và cả sự cân bằng trong hồ. Bạn chỉ cần dùng khí CO2 làm giảm độ pH từ 0.7 đến 1 độ pH là an toàn và đã đảm bảo đầy đủ khí CO2 cho cây. Cách làm là đo độ pH của hồ trước khi có khí CO2 rồi ghi lại kết quả làm mốc, sau đó bắt đầu cho CO2 vào hồ và cứ 30 phút đo lại pH 1 lần, khi nào nó thấp hơn mức khi chưa có CO2 khoảng 1 độ là OK.
  • Dùng một số acid an toàn như: Ascorbic acid (vitamin C), Acid nitric (HNO3), Acid Citric, hoặc Acid Phốt pho ríc (H3PO4 – chuyên hạ pH cho hồ cá dĩa)…Cách làm là lấy vài mililit acid trên, pha loãng vào ca nước rồi cho vào hồ, sau 5 – 10 phút thì đo lại pH hồ bằng bút đo pH xem giảm được bao nhiêu độ pH sau đó tự canh chỉnh cho từng hồ (Ví dụ: Hồ 300 lít cần dùng đến khoảng 10ml HNO3 để hạ 1 độ pH).
  • Các bạn có thể mua peat moss (rêu bùn) cho vào lọc, nhớ ngâm nước hoặc luộc sơ qua cho hết màu, nhưng cách này có tác dụng chậm. Một số vật liệu học có peat moss này cũng có tác dụng tương tự.
  • Sử dụng vật liệu lọc Neo Media SOFT. Đây là loại vật liệu lọc cao cấp và có tính acid nhẹ nên có thể làm giảm độ pH trong hồ.
Xem Thêm Bài Viết  Bí quyết lựa chọn nền tảng chơi game đánh bài uy tín, an toàn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *